Được phong Công trước và cai trị thế tục Nhà Farnese

Giáo hoàng Phaolô III đã sử dụng địa vị của mình với tư cách là người đứng đầu Nhà nước Lãnh địa Giáo hoàng để gia tăng quyền lực và tài sản cho Gia tộc Farmese. Ông trao cho người con trai ngoài gia thú của mình là Pier Luigi tước hiệu gonfaloniere. Ông cũng trao cho người con trai này thị trấn Casto với tước hiệu Công tước Castro, cấp cho người này quyền sở hữu nhiều vùng đất từ Biển Tyrrhenum đến Hồ Bolsena, cũng như khu vực Ronciglione và nhiều điền trang nhỏ khác.

Năm 1545, Giáo hoàng Phaolô III đã trao cho con trai mình vùng đất Parma nằm ở phía Bắc Bán đảo Ý thuộc quyền của Lãnh địa Giáo hoàng, chính thức lập ra Công quốc Parma và gia tộc Farnese bắt đầu truyền đời nhau cai trị lãnh thổ này. Vị Công tước thứ 2 của Parma là Ottavio Farnese đã kết hôn với Margaret, con gái của Hoàng đế La Mã Thần thánh Charles V và được trao thêm Công quốc Piacenza, ban đầu Công tước Ottavio đã lập triều đình ở đó. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, và có lẽ để đối phó với những âm mưu chính trị của giới quý tộc Piacentine, Ottavio Farnese đã chuyển chính phủ của mình đến Parma, nơi ông cho xây dựng Palazzo della Pilotta vào năm 1583.

Năm 1580, Ranuccio I Farnese, Công tước của Parma trở thành người đứng đầu trong danh sách kế vị ngai vàng của Vương quốc Bồ Đào Nha, sau cái chết của người chú Vua Henry I, lúc đó Ranuccio mới 11 tuổi. Ranuccio là cháu ngoại lớn nhất của Edward, Công tước thứ 4 của Guimarães, con trai duy nhất của Vua Manuel I có hậu duệ hợp pháp còn sống sót vào thời điểm đó, và theo luật kế vị của Bồ Đào Nha, ông chính là người đứng đầu trong danh sách kế vị. Tuy nhiên, cha của ông là đồng minh và thậm chí là thần dân của vua Tây Ban Nha, một đối thủ của Bồ Đào Nha, nên Ranuccio đã không thể tiếp tục quyền thừa kế này.